Hiện nay, rất nhiều người bắt đầu khởi nghiệp bằng cách lựa chọn ngành sản xuất sơn. Tuy nhiên để có thể làm tốt, bạn cần phải xây dựng cho mình một nền móng đầy đủ và vững chắc ngay từ đầu, bên cạnh đó, quy trình sản xuất sơn cũng là một yếu tố quan trọng mà các bạn cần phải cân nhắc. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem dây chuyền sản xuất sơn phải trải qua những bước nào nhé!
Quy trình sản xuất sơn nước cần có những nguyên liệu chính như bột màu, nước, chất phụ gia…
Bột màu có chức năng tạo màu sắc và độ che phủ cho sơn, màu cũng ảnh hưởng trực tiếp đến độ bóng, bền của sơn.Có hai loại bột màu:
Chất kết dính giúp kết dính các loại bột màu và tạo màng bám dính cho sơn trên bề mặt vật. Mỗi loại sơn sẽ có những cách sử dụng chất kết dính khác nhau, nhưng ta phải đảm bảo được khả năng bám dính, độ bền và khả năng liên kết của sơn.
Để tăng khả năng bảo quản, tăng giá trị sử dụng và tính chất của màng sơn, người ta sẽ dùng một lượng nhỏ chất phụ gia để đảm bảo cho sơn được tốt nhất.
Mỗi loại sơn sẽ được nhà sản xuất lựa chọn mẫu dung môi phù hợp với đặc tính nhựa của sơn.
Để cải tiến một số tính chất của sơn như độ bóng, độ cứng,…. hoặc cải thiện khả năng thi công và kiểm soát độ lắng của sơn thì các nhà máy thường sử dụng bột độn trong quy trình sản xuất sơn.
Ngày nay, quy trình sản xuất sơn nước tại nhiều công ty ngày càng trở nên tiên tiến và hiện đại. Tuy nhiên trong quy trình sản xuất vẫn phải gồm những giai đoạn cơ bản như: Ủ muối - nghiền sơn - pha sơn - đóng gói thành phẩm
Sử dụng các nguyên liệu chính như bột màu (như oxit kim loại, oxit titan, thiếc, chỉ); chất phụ gia ( chất phân tán, chất hoạt động bề mặt, chất tạo bọt…); bột độn (với hoạt chất CaCO3, silica, đất sét…), chất tạo màng ( nhựa latex bao gồm vinyl- acrylic, styrene acrylic) và dung môi hữu cơ cho vào dụng cụ ủ muối rồi khuấy lên với tốc độ chậm. Sau từ 2-5 tiếng đồng hồ, hỗn hợp đủ độ thấm ướt dung môi và chất tạo màng, trở thành hỗn hợp dạng nhão.
Đây là công đoạn quan trọng nhất trong quá trình sản xuất sơn, thành phẩm tốt hay không sẽ phụ thuộc vào giai đoạn này.
Tiếp theo là quá trình pha sơn, hỗn hợp vừa nghiền xong sẽ được đưa vào bể pha có thiết bị khuấy liên tục, có thể sẽ có vài lô hỗn hợp được đưa vào cùng một bể.Hỗn hợp sơn này sẽ được bổ sung thêm chất tạo màng, dung môi và các phụ gia cần thiết theo tỷ lệ riêng và theo yêu cầu của từng loại sơn.
Lưu ý:
Sau khi pha sơn cần tiến hành lọc sơn để loại bỏ những tạp chất còn đọng lại trong sơn, thải ra cặn sơn và nước thải để sơn có chất lượng đạt chuẩn.
Đây là giai đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất sơn, nhà sản xuất sẽ tiến hành đóng gói sơn bằng cách thủ công hoặc đóng gói trên dây chuyền tự động. Tùy theo từng nhãn hiệu để chọn thùng sơn là nhựa hay kim loại sau đó sơn sẽ được chuyển vào kho chứa và chờ xuất theo yêu cầu.Kho chứa sơn phải đảm bảo đầy đủ phương tiện phòng chống cháy nổ theo quy định an toàn.
Nước ta ngành sản xuất sơn đang là một ngành tiềm năng, để đáp ứng được nhu cầu hiện nay, bạn cần có một đơn vị hỗ trợ xây dựng các bước ban đầu để đặt ra được chiến lược lâu dài. Và hôm nay chúng tôi sẽ đề xuất đến các bạn thương hiệu Net Việt, đây là nơi hỗ trợ tư vấn và cung cấp công nghệ chuyển giao sơn nước uy tín.
Net Việt sẽ cùng bạn xây dựng quy trình chuyển giao chặt chẽ và bền vững. Đội ngũ sản xuất sẽ tư vấn chi tiết về việc mở xưởng sản xuất, cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng nhất của việc sản xuất. Tùy vào nhu cầu mà khách hàng cần, Net Việt sẽ đưa ra nhiều biện pháp tiết kiệm và tối ưu nhất.
Bên cạnh đó, khách hàng sẽ được tư vấn việc tư vấn lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, định hướng sản xuất bảng màu, vỏ thùng hay tem mác. Đặc biệt là xây dựng, thiết kế web và thu hút truyền thông.
Nếu bạn đang có ý định kinh doanh theo mô hình này và cần hỗ trợ về chuyển giao sơn nước, bạn có thể liên hệ với Net Việt qua thông tin sau:
CÔNG TY TNHH TM & QC NET VIET
Địa chỉ: 16 Phan Trọng Tuệ, Thanh Trì, Hà Nội
Hotline: 0943.188.318 - 0828.188.886
Website: congngheson.net
Gmail: congnghesonnuocnano@gmail.com
Copyright © 2021 Công ty TNHH TM và QC Net Việt. All rights reserved.