Quy trình sản xuất sơn nước

Việc sản xuất ra các dòng sơn như sơn chống nóng, chống thấm, sơn nước,... là điều rất thú vị. Chắc hẳn bạn đang thắc mắc tại sao các loại sơn có tính năng khác nhau? Các công ty, nhà máy sản xuất sơn nước như thế nào? Và còn hàng trăm câu hỏi khác nữa đúng không? Sau đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn về quy trình sản xuất sơn nước nhé.

Cách sản xuất sơn nước tường nhà thủ công

Bạn có thể tự sản xuất sơn nước tại nhà khi trộn hỗn hợp sơn với nước. Tuy nhiên, việc làm sơn nước tại nhà cũng gặp phải không ít khó khăn. Một số trở ngại có thể kể đến như:

  • Màu sơn sau khi pha với nước, màu sơn nhạt hơn hoặc đậm hơn so lúc ban đầu.
  • Sau khi sơn lên tường dễ bị bong tróc, loang lổ.
  • Có thể làm hư hỏng một số tính chất quan trọng của sơn.
  • Trường hợp pha sơn quá đặc: làm phát sinh chi phí mua thêm nếu như bị thiếu sơn.
  • Trường hợp pha sơn quá lỏng: ảnh hưởng đến độ phủ của sơn, không đồng đều, độ bám dính thấp.

Vậy hãy cùng tìm hiểu một số mẹo dưới đây để bạn có thể tự làm sơn nước tại nhà nhé.

Khi thi công để lớp sơn không bị dày cộm, khó sơn, người ta thường đổ vào thùng sơn một lượng nước nhất định. Tỷ lệ cơ bản trộn sơn với nước để sơn tường nhà như sau:

  •       Nếu bề mặt tường có trét bộ bộ bả Matit: cần pha thêm 5 – 10% tỷ lệ nước sạch.
  •       Nếu bề mặt tường được sơn trực tiếp: cần pha thêm 5% tỷ lệ nước sạch.

Với mẹo trên đây, chắc hẳn bạn đã có thể tự làm sơn nước tại nhà rồi nhỉ? Nhưng các công ty chuyên dụng làm sơn nước ra sao? Cùng tìm hiểu nhé.

Quy trình sản xuất sơn nước chuyên dụng

Gồm 4 bước chính:

  • Ủ muối
  • Nghiền sơn
  • Pha sơn
  • Đóng gói thành phẩm

Công đoạn ủ muối

Trong quá trình này, các nguyên liệu: bột màu (một số oxit kim loại nhôm oxit, thiếc, chì,...) bột độn (Carbonate calcium, Kaolin, Talc,...) một phần chất kết dính và dung môi hữu cơ (nước sạch) được cho vào thùng muối ủ và khuấy dưới tốc độ thấp. Sau khi được ủ qua vài giờ, hỗn hợp sẽ trở nên nhão, chuẩn bị sẵn sàng cho công đoạn nghiền.

Mục đích ủ: giúp cho các nguyên liệu phân tán đều trong nước sạch, đảm bảo thuận tiện cho các bước tiếp theo.

Công đoạn nghiền sơn

Đây là một trong những công đoạn quan trọng trong toàn bộ quá trình sản xuất sơn nước.

Sau khi trở nên nhão, các nguyên liệu đã thấm đều sẽ được đưa vào thiết bị chuyên dụng để nghiền sơn. Hiện nay, để nghiền sơn ta có 2 loại máy là máy nghiền loại ngang và máy nghiền loại đứng. Tùy theo tính chất sơn và mục đích sử dụng khác nhau mà các công ty sơn sẽ lựa chọn loại máy nghiền phù hợp. Đối với các loại sơn cho xe máy, ô tô,... nên dùng các thiết bị loại bi nghiền và đĩa khuấy tốt.

Để đáp ứng độ mịn của sơn, tính chất các nguyên liệu mà nhà sản xuất sẽ lựa chọn thời gian nghiền thích hợp. Tại đây, các thiết bị nghiền phải bắt buộc sử dụng khối lượng nước làm lạnh lớn. Lý do cho việc này được lý giải là để đảm bảo quá trình nghiền không bị nóng lên. Nhiệt độ nước trước khi đưa vào máy nghiền là từ 5 độ C đến 7 độ C.

Mục đích nghiền sơn: giúp phá vỡ và làm mịn các nguyên liệu đồng đều nhau.

Quá trình pha sơn

Sau khi hoàn tất công đoạn nghiền, tạo ra một hỗn hợp mịn sẽ đến công đoạn pha sơn. Đây là quá trình cuối cùng để tạo ra hỗn hợp sơn nước hoàn chỉnh. Hỗn hợp được chuyển sang bể pha, nhiều lô hỗn hợp khác nhau có thể đưa vào bể pha chung. Máy khuấy sẽ khuấy liên tục trong bể pha. Các lượng chất bột màu, bột độn, chất kết dính còn lại cũng được đổ vào bể pha. Khi đạt được đến độ yêu cầu nhất định thì chuyển sang công đoạn đóng thùng.

Mục đích: tăng độ mịn cho sơn, giúp nước sơn loãng hơn.

Công đoạn đóng gói, hoàn thiện sản phẩm

Có 2 cách đóng gói: sử dụng máy móc và đóng gói thủ công. Tùy mục đích sản xuất và quy mô công ty, nhà sản xuất sẽ đưa ra lựa chọn phù hợp.

Bao bì đựng sơn nước thường làm bằng nhựa hoặc kim loại. Sau khi đóng gói, sản phẩm sơn nước sẽ được luân chuyển vào kho chứa. Việc nhập hàng, xuất hàng được tiến hành kỹ lưỡng, chặt chẽ.

Mục đích: hoàn thiện sản phẩm chỉn chu, an toàn khi đưa đến tay khách hàng.

Cách bảo quản sơn nước

Bước 1: Việc đầu tiên bạn cần làm là đọc hướng dẫn sử dụng trên bao bì. Sản phẩm sơn dung môi có nguy cơ cháy rất cao nên cần để ở nhiệt độ thoáng, mát.

Bước 2: Hãy đảm bảo việc đậy nắp thật kín sau khi sử dụng. Nếu để hở, phần sơn còn lại rất dễ bị bay hơi, có thể khiến chất lượng của sơn đi xuống.

Bước 3: Giữ cho thùng sơn ở vị trí thẳng đứng, tránh nghiêng ngã đổ sơn ra ngoài.

Lưu ý: không được đổ sơn thừa xuống ao, hồ, cống, rãnh,... Điều này gây nguy hại nghiêm trọng đến môi trường và làm chết các sinh vật sinh sống ở đó.

Với những thông tin trên, hy vọng những thắc mắc của bạn về sơn nước sẽ được lý giải. Bạn còn băn khoăn điều gì về sơn nước, hãy để lại câu hỏi ở bên dưới cho chúng tôi nhé.

Thông tin liên hệ sản xuất sơn nước

Để biết thêm thông tin chi tiết cùng nhiều mẫu sơn đa dạng hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin dưới đây.

Công ty TNHH TM & QC NET VIET

Địa chỉ: Số 16, Phan Trọng Tuệ, Thanh Trì, Hà Nội

Hotline: 0989.188.318

Giờ làm việc: 24/7

Website: conngheson.net  

Email: congnghesonnuocnano@gmail.com 

Đọc thêm
Nếu bảo quản tốt thì độ bền sơn nước được bao nhiêu năm?
Mức giá sơn nước hiện nay là bao nhiêu?
Làm sơn nước có ảnh hưởng đến môi trường không?

13 đánh giá Quy trình sản xuất sơn nước

5
5
13 đánh giá
4
0 đánh giá
3
0 đánh giá
2
0 đánh giá
1
0 đánh giá
Chọn đánh giá
Like, Chia Sẻ
  • Minh Tâm
    Cần bao nhiêu tiền để mua được máy sản xuất sơn nước ạ?
  • Hoàng Phương
    Mình cần tư vấn sản xuất sơn nước