Quy trình thi công sơn chống thấm

Những tác nhân môi trường như nắng, mưa, gió hay độ ẩm thường gây ảnh hưởng lớn đến không gian sống. Cách tốt nhất để hạn chế tối đa tình trạng này đó chính là sử dụng sơn chống thấm. Tuy nhiên để đảm bảo sự an toàn và tính hiệu quả cao thì thi công sơn chống thấm phải được thực hiện một cách khoa học. Trong bài viết hôm nay CÔNG NGHỆ SƠN NƯỚC xin gửi tới bạn đọc cách thi công hiệu quả nhất.

Tìm hiểu về sơn chống thấm

Sơn chống thấm là một loại sơn được sử dụng với mục đích ngăn chặn hiện tượng thấm dột trên bề mặt thi công. Hiện tượng này xảy ra do tác động của môi trường như nắng, mưa, độ ẩm,... Các lớp sơn chống thấm có tác dụng bảo vệ không gian sống hiệu quả. Đồng thời làm tăng tuổi thọ của bề mặt tường, sàn… giúp ngôi nhà luôn giữ được độ bền đẹp. Trên thị trường có rất nhiều loại sơn chống thấm khác nhau với các công dụng khác biệt. Giúp ngăn chặn nước trên các bề mặt ngang hay thẳng đứng; từ dưới lên trên hay từ trong ra ngoài.

Nhìn chung sơn sẽ đóng vai trò như một áo giáp bảo vệ ngôi nhà của bạn trước những ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết. Thông thường người ta sử dụng sơn chống thấm ngay từ giai đoạn đầu thi công. Điều này sẽ làm tăng độ bền bỉ của kết cấu công trình. Nhờ vậy công trình sẽ trở nên bền đẹp theo thời gian. Hạn chế tối đa các khoản chi phí phát sinh như sửa chữa hư hại do thấm dột hay xử lý chống thấm về sau. Bên cạnh đó sơn chống thấm ngày này có nhiều ưu điểm và các tính năng nổi bật. Có thể kể đến như khả năng chống nấm mốc, chống nóng, chống kiềm và muối hóa..

Sơn chống thấm hiện nay có những loại nào?

Phân loại theo gốc

Sơn chống thấm gốc xi măng gồm 2 loại là chống thấm gốc xi măng một thành phần và 2 thành phần. Các loại chống thấm này có độ bám dính bề mặt tốt, khả năng chống chịu nước hiệu quả và tuổi thọ cao. Chỉ có nhược điểm duy nhất là khả năng chịu chấn động hơi kém bởi không co giãn được.

Sơn chống thấm gốc Bitum Polymer gồm 2 loại chính là dạng lỏng để quét tạo màng ngăn nước và dạng màng khò. Ưu điểm của gốc này đó chính là thi công nhanh, không kén các bề mặt sơn. Nhưng độ bền cũng như tuổi thọ hay các lớp màng kém hơn những loại gốc sơn khác.

Chống thấm gốc Silicate dạng thẩm thấu với ưu điểm nổi bật là độ bám dính tốt khắc phục được mọi nhược điểm rò rỉ bên trong. Độ bền cao và đa năng trong việc xử lý mọi sự cố chống thấm. Gốc sơn này có nhược điểm duy nhất là giá thành tương đối cao so với những loại còn lại.

Chống thấm gốc PU-Polyurethane là loại hợp nhất của 2 thành phần dạng lỏng, gốc nhựa có dung môi, đa tính năng. Gốc sơn có khả năng bám dính tốt, độ che phủ bề mặt tốt và tính đàn hồi cao. Bởi vậy các vết nứt được che phủ hoàn hảo không gây thấm dột. Một nhược điểm cũng giống với sơn chống thấm gốc Silicate là giá thành cao hơn.

Phân loại theo nhà

Mặc dù thi công sơn chống thấm có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ không gian sống khỏi nắng mưa hay ẩm ướt. Thế nhưng việc sử dụng trong nhà lại chưa được nhiều người chú ý đến. Đây là một giả thiết sai lầm bởi việc chống thấm trong nhà cần phải được thực hiện. Nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền bỉ theo thời gian.

Hướng dẫn thi công sơn chống thấm

Trước tiên cần chuẩn bị hỗn hợp sơn chống thấm tỉ lệ 500ml nước pha với 1 kg xi măng trắng và 1kg sơn chống thấm. Tiếp theo trộn xi măng vào nước sau đó khuấy đều cho hết sạch các vón cục. Tiếp theo trộn với sơn chống thấm và khuấy lại thật đều. Hỗn hợp sau khi đã trộn nên sử dụng trong vòng 2 giờ. Bởi sau thời gian dài thì sản phẩm sẽ bị đông cứng lại. Ngoài ra để đạt được hiệu quả thi công thì cần phải chuẩn bị đội kỹ thuật có tay nghề cao.

Bước 1: Khảo sát kỹ lưỡng công trình

Nên xem xét không gian sống cần phải sơn mấy mặt chống thấm và số lượng thùng sơn cần phải sử dụng là bao nhiêu. Đội kỹ thuật phải đảm bảo thực hiện tốt các vấn đề như lấp các lỗ giáo, khi chát có để xảy ra sự lồi lõm hay không? Nên sử dụng loại cát mịn hạt nhỏ và không chứa nhiều tạp chất. Khi phát hiện có khuyết điểm cần phải xử lý kịp thời và trát lại các chỗ lồi lõm.

Nên kiểm tra những nơi có khả năng thấm nước cao để sử dụng những vật liệu chống thấm chuyên dụng. Sơn chống thấm thường có nhiều màu sắc khác nhau do đó có thể phủ những màu sắc ưa thích. Khi thi công sơn chống thấm nếu không kiểm tra kỹ và tìm ra những lỗi do xây dựng gây lên. Thì dù có sử dụng sơn chất lượng cũng vẫn có thể bị bong tróc, phồng hoặc rêu mốc.

Bước 2: Thực hiện thi công sơn chống thấm

Trước tiên dùng máy chà, giấy ráp để chà bề mặt tường nhằm loại bỏ các hạt cát lớn tạo bề mặt tường phẳng hơn. Tiếp theo rửa sạch tường và giữ độ ẩm thích hợp chuẩn bị cho việc thi công sơn chống thấm. Dùng cọ lăn, chổi để lăn từ 2 đến 3 lớp mỗi lớp cách nhau khoảng từ 4-6 giờ. Nếu ở điều kiện thường thì có thể nhanh khô hơn. Thông thường 1kg sơn chống thấm có thể sơn được từ 2 - 2,5m2/kg với 1 lớp thi công. Nhưng còn tùy thuộc vào độ dày công trình và người thực hiện.

Hy vọng rằng những thông tin của công nghệ sơn sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể về sơn chống thấm và cách thi công sơn chống thấm.

Đọc thêm
Cần thi công sơn chống thấm ở An Giang!
Thi công sơn chống thấm giá bao nhiêu?

14 đánh giá Quy trình thi công sơn chống thấm

5
5
14 đánh giá
4
0 đánh giá
3
0 đánh giá
2
0 đánh giá
1
0 đánh giá
Chọn đánh giá
Like, Chia Sẻ