Trong quá trình thi công sơn nội thất và ngoại thất thì việc gặp các sự cố ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt sơn là điều không thể tránh khỏi. Việc sử dụng sơn không đúng cách, sơn kém chất lượng và thi công không đúng kĩ thuật sẽ dẫn đến những sai lầm. Hãy cùng tìm hiểu về các lỗi kỹ thuật thường gặp khi thi công sơn và một vài cách khắc phục cơ bản để giúp công trình của bạn luôn đảm bảo chất lượng như ý nhé!
Là hiện tượng màng sơn bị bong tróc, nứt lớp sơn đã khô, sẽ dẫn đến hỏng toàn bộ lớp sơn. Lúc đầu vết nứt xuất hiện nhỏ như sợi tóc về sau bong ra từng mảng.
Các nguyên nhân chủ yếu: Sử dụng sơn có hàm lượng bột nhiều, ít nhựa, không đủ độ đàn hồi và độ bám dính. Lớp sơn phủ quá mỏng, hoặc quá dày, chuẩn bị bề mặt trước khi thi công không chu đáo, nhất là tường không được mài và chùi kỹ, sơn trong môi trường ẩm hoặc nhiều gió và nhiệt độ cao làm sơn khô quá nhanh dẫn đến hiện tượng nứt màng sơn.
Biện pháp khắc phục: Có thể khắc phục vết nứt mà không làm ảnh hưởng đến lớp sơn trong bằng cách cạo bỏ lớp sơn lóc bằng bàn chải hoặc bằng các dụng cụ cạo sơn khác và sơn lại. Nếu vết nứt đă ăn sâu xuống các tầng lớp sơn trong thì phải cạo sạch tất cả, mài lại bề mặt rồi sơn lót và sơn phủ lại bằng sơn chất lượng cao. Nếu lỗi do chất lượng của sơn thì ta khắc phục số sơn lỗi đó bằng cách đem đảo trộn lại và bổ sung một lượng hóa chất thích hợp, kiểm tra thấy đạt mới đem đi sử dụng.
Là hiện tượng có những điểm và vết nâu, đen hay xám trên bề mặt sơn hay những chỗ trám do nấm ăn trên lớp sơn phủ và những phần khác.
Các nguyên nhân chủ yếu: Những vùng ẩm ướt nhận ít hoặc không có ánh nắng rọi vào ( do vậy, những mảng tường ở phía Bắc và ở dưới mái hiên là thường hay bị nấm mốc nhất). Nguyên nhân chính là tường bị ẩm ướt trong thời gian dài phá từ trong phá ra, lớp sơn lót không chống chịu được
Dùng sơn chất lượng thấp, giá rẻ với thành phần chống nấm mốc không đủ hiệu quả để sơn các lớp sơn trong và sơn phủ đã bị mốc ở lớp sơn lót trước khi sơn.
Cách khắc phục: Đầu tiên phải xác định chắc chắn rằng hiện tượng bẩn màu này có phải là do mốc hay không hay chỉ là bẩn do bụi. Dùng vài giọt chất tẩy trắng nhà chùi lên chỗ đổi màu, chờ 5 phút rồi rửa sạch, nếu màu tối biến mất, th́ hiện tượng đó hoàn toàn là do nấm mốc gây ra. Chùi sạch mốc bằng bàn chải và tẩy trắng bằng nước tẩy , chú ý sử dụng dụng cụ bảo hộ để tránh gây ăn da tay.
Sau khi chùi sạch bằng chất tẩy trắng đă pha loãng ta để vài phút. Kế tiếp chùi toàn bộ bề mặt bằng chất tẩy vết bẩn để loại bỏ những vết dơ và các thành phần khác mà mốc đã ăn sâu vào tường. việc này có thể làm bằng tay hoặc dụng cụ tẩy rửa. Rửa sạch bụi bẩn thêm một lần nữa. Khi bề mặt khô, sơn một hoặc hai lớp sơn acrylic latex chất lượng cao - loại sơn có tăng cường chất chống nấm mốc này cản trở được sự sinh mốc hơn là sơn alkyd hay sơn gốc dầu.
Là hiện tượng mất độ bám dính của sơn khi thi công sơn, nhất là ở những vùng đã sơn loại sơn alkyd hay sơn gốc dầu cũ sau đó sơn đè lên bằng sơn acylic.
Các nguyên nhân chủ yếu: Dùng sơn gốc nước phủ hơn 3 hay bốn lớp lên lớp sơn alkyd hay sơn gốc dầu cũ là cho lớp sơn cũ bong ra khỏi bề mặt . Do dùng sơn chất lượng kém, chất bám dính sử dụng ít hoặc dụng loại kém chất lượng.
Khắc phục: Sơn lại phải dùng sơn đúng chủng loại sơn alkyd hay sơn gốc dầu khác. Hoặc cạo sạch hoàn toàn lớp sơn cũ và chùi rửa bề mặt, chà nhám sau đó sơn lót những điểm cần thiết trước khi sơn lại bằng sơn gốc acrylic chất lượng cao. Nếu nguyên nhân do sơn chất lượng kém thì ta đem tái lại và bổ sung thêm lượng hóa chất và kiểm tra thây đạt mới đem sử dụng.
Khi thi công xong ta thấy màng sơn bị nhăn, trên màng xuất hiện những vết lỗ trỗ. Hiện tượng màng sơn bị nhăn xuất hiện sau khi khô sẽ thấy tường nhăn nheo, sần sùi, không có sự bằng phẳng và mịn màng.
Ảnh hưởng của thời tiết cũng là một nguyên nhân vì khi sơn ở dưới trời nắng gắt quá sẽ khiến lớp ngoài của sơn bị khô quá nhanh khiến cho việc lớp sơn bên trong chưa kịp khô và dẫn đến bề mặt ngoài bị nhăn. Một nguyên nhân khác đó là do lớp sơn quá dày, sơn không đều nên không khi khô không đồng đều hoặc sơn xong gặp phải trời lạnh hoặc nhiệt độ giảm đột ngột khiến tốc độ khô của lớp trong và ngoài không đều.
Nguyên nhân chủ yếu: Do trong quy trình sản xuất sơn việc tính toàn lượng hóa chất không hợp lý bao gồm các hóa chất ảnh hưởng đến hiện tượng đó là: chất thấm ướt, chất trợ tạo màng, chất làm chậm khô. Do thời tiết mỗi mùa khác nhau nên lượng hóa chất này cho vào thành phần của sơn cũng khác nhau để cho phù hợp với điều kiện thời tiết.
Cách khắc phục: Cạo bỏ và làm sạch bề mặt tường đã sơn lớp sơn hỏng đó, thay thế bằng lớp sơn phù hợp. đem tái chế lại toàn bộ số sơn bị lỗi, nghiên cứu và cho lượng hóa chất phù hợp với điều kiện thời tiết từng mùa.
Copyright © 2021 Công ty TNHH TM và QC Net Việt. All rights reserved.